Bài đăng nổi bật

GOLDEN LAND NGUYỄN TRÃI

Golden Land nằm ở cửa ngõ chính phía Tây Nam thủ đô, tọa lạc tại 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại liên hệ : 0963 678 886   ....

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Thị trường căn hộ đã và đang thay đổi như thế nào trong 20 năm qua?


Sự thay đổi về thị trường căn hộ rõ rết nhất còn nằm ở cơ cấu nguồn cung, chủng loại căn hộ, tính thanh khoản,...

Trải qua 20 năm thăng trầm, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và thị trường nhà ở nói riêng đang có những thay đổi lớn. Hàng tỷ đô la đã được đổ vào các công trình nhà ở, tạo nên một diện mạo mới cho các đô thị, đặc biệt là Hà Nội và Tp.HCM.
Theo nguồn thống kê của Nomura Research Institude vào 4/2013, quy mô bất động sản Việt Nam vào khoảng 21 tỷ USD, so với các nước trong khu vực vẫn còn khiêm tốn.
Một vài thống kê khác từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức cho thấy. Dư nợ cho vay bất động sản hiện nay cũng khoảng trên 260 nghìn tỷ. Có tới 70% vốn đầu tư kinh doanh BĐS là vốn vay ngân hàng, 65% tài sản đảm bảo vốn vay là bất động sản.
Tuy nhiên, cũng từ sự phát triển nóng mà đến nay thị trường đang phải đối diện với những vấn đề không chỉ còn riêng của bất động sản, mà còn tác động đến rất nhiều ngành nghề khác. Tại Hội thảo “thị trường bất động sản Việt Nam 20 năm nhìn lại và 2 năm hướng tới” vừa được tổ chức, ông Marc Townsend đã có bài trình bày rất đáng chú ý về những thay đổi và triển vọng của thị trường, đặc biệt là biến động của thị trường căn hộ.
Chúng tôi xin được trích dẫn những số liệu mà CBRE Việt Nam đã nghiên cứu về mảng thị trường này trong suối 20 năm qua. Và một số cơ quan, tổ chức khác.
Thị trường căn hộ đã và đang thay đổi như thế nào trong 20 năm qua? (1)

Thị trường căn hộ đang có sự thay đổi. Trước năm 2010, thị trường có nhiều tiền mặt, giá tăng mạnh trong thời gian ngắn, thị trường của đầu cơ, cung căn hộ diện tích lớn và cao cấp. Sau 2010, thị trường trầm lắng, suy thoái do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá giảm, giao dịch ảm đạm, tiền mặt khan hiếm, diện tích điều chỉnh nhỏ lại.

Thị trường căn hộ đã và đang thay đổi như thế nào trong 20 năm qua? (2)
 Diễn biến giá cả căn hộ tại Tp.HCM biến động ổn định hơn so với Hà Nội. Xu hướng chung trong 4 năm qua đều cho thấy sự đi xuống, tuy nhiên, qua biểu đồ cho thấy 2 năm qua thị trường Hà Nội có sự lên xuống không ổn định. Ở thời điểm hiện tại thị trường căn hộ đang có biến động giá tăng nhẹ.
Sự thay đổi về thị trường căn hộ rõ rệt nhất còn nằm ở cơ cấu nguồn cung, chủng loại căn hộ, tính thanh khoản,...

Số liệu cập nhật về thị trường bất động sản 7 tháng 2014:
-Giao dịch thành công: 5.100 giao dịch tại HN (tăng gấp đôi), 4.500 giao dịch tại Tp.HCM (tăng 30%) so với cùng kỳ 2013.
-Tồn kho: 82.718 tỷ đồng, giảm 35,6% so với Q1/2013
-FDI đăng ký mới: 1,13 tỷ USD, 20 dự án mới
-Giải ngân gói 30 nghìn tỷ: 2.634 tỷ, cam kết 5.590 tỷ
Nguồn: Bộ Xây dựng
  
Thị trường căn hộ đã và đang thay đổi như thế nào trong 20 năm qua? (3)
Qua thống kê này cho thấy, trong năm qua tính thanh khoản của thị trường đã được cải thiện đáng kể và tăng đều đặn qua các quý.
Thị trường căn hộ đã và đang thay đổi như thế nào trong 20 năm qua? (4)
Cơ cấu loại căn hộ đang cho thấy xu hướng đầu tư vào dự án nhà ở bình dân tăng lên. Đây cũng chính là những định hướng phát triển nhà ở trong tương lai đang được khuyến khích đầu tư.
Thị trường căn hộ đã và đang thay đổi như thế nào trong 20 năm qua? (5)
Cùng với đó là sự thay đổi về thị hiếu người dùng, căn hộ diện tích vừa phải đang được quan tâm nhiều hơn là loại diện tích như trước đây.
Thị trường căn hộ đã và đang thay đổi như thế nào trong 20 năm qua? (6)

Nguồn cầu đang cho thấy nhu cầu về nhà ở là rất lớn, tạo nên một triển vọng nhiều tiềm năng cho thị trường bất động sản trong tương lai.
Thị trường căn hộ đã và đang thay đổi như thế nào trong 20 năm qua? (7)
CBRE giả định có 10% trong số 3,1 triệu người có việc làm có nhu cầu nhà ở thì đã có 300.000 người dân cần nhà.

Trong khi đó, nguồn cung của thị trường thứ cấp chỉ ở mức khoảng 10.000 căn hộ. Đây là nghịch lý của thị trường bất động sản Việt Nam khi mà nguồn cung thì vẫn còn tồn kho ở mức lớn. Theo chuyên gia trong ngành thì lý do là bởi ở Việt Nam nhu cầu nhà ở rất lớn nhưng giá nhà ở Việt Nam thì vẫn quá cao, trong khi thu nhập thì lại rất thấp. 

>>>Hơn 70% vốn đầu tư kinh doanh bất động sản từ ngân hàng
Gia Bảo
Theo Infonet

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Alan Phan: Kền kền lợi dụng giá BĐS đang xuống

TS Alan Phan: Kền kền lợi dụng giá BĐS đang xuống?
 ken-ken
Luôn có dòng đầu tư “cá mập”, “kền kền” lợi dụng giá BĐS đang xuống, nhiều nhà đầu tư trong nước đang kẹt tiền sẽ bán lại dự án để tháo chạy.
Chuyên gia kinh tế TS Alan Phan nêu quan điểm trước thực tế các dòng vốn của các doanh nghiệp nước ngoài đổ vào lĩnh vực bất động sản ngày càng nhiều trong đó nhiều nhà đầu tư đã mua lại các dự án bất động sản của các doanh nghiệp trong nước.
Theo Nguyên Thảo – Báo Đất Việt – 11/8/2014
Kền kền nhặt xác chết bất động sản
PV: - Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong nửa đầu năm nay đã có 10% trong tổng số 5,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương đương 570 triệu USD được giải ngân đã đổ vào lĩnh vực bất động sản trong đó có các dự án nhà ở thương mại, trung tâm thương mại, resort… dẫn đến hàng loạt các dự án BĐS đã được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ông tiềm năng của những phân khúc đó hiện nay ở Việt Nam như thế nào? Thực tế kinh tế khó, du lịch giảm; nhà ở thương mại giá cao không có người mua nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn mua lại những “xác chết” này để làm gì, thưa ông? Theo ông, những hoạt động này có cho thấy bất động sản đang có tín hiệu phục hồi, ấm lên hay vẫn tiếp tục bất động?
TS Alan Phan: - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ Singapore, Hông Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã bắt đầu mua lại các dự án bất động sản của các doanh nghiệp trong nước đang ở thế kẹt. Luôn luôn có dòng đầu tư “cá mập”, “kền kền” lợi dụng giá bất động sản đang xuống, nhiều nhà đầu tư trong nước đang kẹt tiền sẽ bán lại dự án để tháo chạy.
Nếu họ mua được những dự án đã đầu tư 100 đồng, giờ mua lại 50 đồng thì có thể lời nhiều vì nếu trụ được vài ba năm may ra giá sẽ lên đến 70-80% trong khi họ không mất công xin dự án, đầu tư xây dựng… vì tất cả đã có sẵn, có thể chỉ cần hoàn thành phân đoạn chót.
Chuyện này xảy ra rất bình thường, chẳng hạn ở Thái Lan sau khủng khoảng kinh tế năm 1997-1999 đã làm sập hệ thống bất động sản của Thái Lan. Theo kinh nghiệm Thái Lan, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn tiền đã nhảy vào và chỉ phải chịu đựng khoảng 3-5 năm khi kinh tế hồi phục dần dần, họ bán ra và kiếm được nhiều lời.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào việc mua lại bất động sản của doanh nghiệp Việt Nam còn vì mặt bằng lãi suất nước ngoài tương đối rẻ nên dòng tiền đầu tư cũng dối dào.
Theo tôi, hiện nay, kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào 3 yếu tố chính là kiều hối, FDI, ODA. Trong đó, kiều hối tương đối ổn định vì người Việt ở nước ngoài dù không tăng số lượng nhưng mỗi năm vẫn chuyển về nước khoảng 10-12 tỷ USD chính thức, thậm chí có thể nhiều hơn trong các kênh không chính thức. Nó là phần quan trọng giúp GDP tương đối vững vàng.
Về đầu tư nước ngoài (FDI) phía Chính phủ đang ưu đãi rất tốt trong vấn đề đất đai, giấy phép, thuế… Trong những ngành cần nhiều nhân công rẻ hoặc để đón đầu Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP), các dự án FDI sẽ gia tăng. Ngoài ra, thời gian gần đây, khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng tương đối ổn định.
Tuy nhiên, ở khía cạnh đối ngược, nền kinh tế nội địa đang suy giảm, doanh nghiệp nội “vất vưởng”, hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng gặp khó. Thành ra triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn là 50-50 khi doanh nghiệp nước ngoài mua lại những “xác chết” bất động sản. Đây là một đánh cược, ai có máu phiêu lưu thì nhảy vào.
Kinh tế nếu nhờ kiều hối, FDI, ODA… ổn định thì bất động sản có thể hồi phục sau 3-5 năm, nếu không kiếm được 100% cũng thì các nhà đầu tư “kền kền” này cũng kiếm trung bình mỗi năm 20%. Vì vậy, để khẳng định bất động sản phục hồi, ấm lên hay vẫn tiếp tục bất động, chúng ta phải chờ đợi vì tùy thuộc nhiều vào nền kinh tế vĩ mô đi lên, bình bình hay đi xuống.
PV: - Thông thường khi đầu tư vào những dự án như vậy, các nhà đầu tư sẽ xử lý tái cơ cấu như thế nào? Thời gian vừa qua đã ghi nhận hiện tượng xin chuyển đất xây trung tâm thương mại thành đất phân lô bán nền, liệu kịch bản này có xảy ra hay không thưa ông? Nếu như vậy các doanh nghiệp bất động sản trong nước sẽ gặp khó khăn hay không?
TS Alan Phan: - Thường các nhà đầu tư không ào ạt làm ngay mà họ vừa làm vừa chờ đợi. Việc triển khai nhanh hay chậm phụ thuộc vào nguồn tài chính của họ nhiều hay ít.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài rất khôn ngoan và đầy kinh nghiệm, không có chuyện họ bỏ cục tiền lớn vào mà sẽ làm từ từ, nếu tiến triển tốt sẽ đẩy thêm cho đến khi dự án hoàn tất và bán ra nếu thị trường tốt. Còn nếu thị trường yếu kém quá, vẫn trì trệ thì họ sẽ vẫn găm găm tiền, chậm chạp vì họ không có ràng buộc phải hoàn thành trong bao nhiêu năm.
Việc các doanh nghiệp nước ngoài có xin chuyển đất xây trung tâm thương mại thành đất phân lô bán nền hay không vấn đề là tùy định giá của mỗi người, tùy phân khúc.
Có những định giá ở Việt Nam đôi khi là quá đà vì nghĩ đây là khu “đất vàng”. Đối với người nước ngoài họ có những quan tâm và mục tiêu khác mình không biết được. Mỗi nhà đầu tư có cái nhìn riêng, đánh giá riêng và quyết định lớn nhất là vấn đề giá họ mua có được “hời” hay không. Nếu không mua được giá hời tốt, so với rủi ro, thì đầu tư bên Âu Mỹ ổn định sao phải mang tiền qua Việt Nam?
Nhìn chung, mấy trăm triệu đầu tư bất động sản Việt Nam vừa nhận thực sự không nghĩa lý gì. Trong 12 tháng vừa rồi đã có tổng cộng gần 7 tỷ USD của Trung Quốc đổ vào mua bất động sản Mỹ, chưa tính FDI đến từ những nước khác.
Về việc các doanh nghiệp bất động sản trong nước lợi hay hại cũng tùy từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào có tài chính vững vàng thì họ có thể bám trụ, còn doanh nghiệp nào chuyên đi vay tiền, thì lãi trả ngân hàng cũng đủ phá sản. Cho nên, vấn đề doanh nghiệp có gặp khó khăn hay không sẽ tùy tài chính mỗi doanh nghiệp, tùy tầm nhìn và tùy may mắn.
Những dự án có những điều kiện phát triển tốt có thể bán được ngay sẽ may mắn hơn còn những chỗ không được từ người tiêu dùng ưa chuộng sẽ khó khăn hơn. Nói chung sẽ tùy thị trường, tùy năng lực của từng doanh nghiệp nên không thể nói chung chung được.
Chưa chắc người dân mua được nhà giá rẻ
PV: - Được biết, các doanh nghiệp nước ngoài mua lại các dự án bất động sản nhà ở thương mại của doanh nghiệp trong nước với giá rẻ, như vậy có thể đặt kỳ vọng về việc giá bất động sản trong thời gian tới sẽ giảm theo và người dân mua nhà sẽ được hưởng lợi hay vẫn mất thuế đóng về ngân sách sau đó ưu đãi quá nhiều cho doanh nghiệp nước ngoài, thưa ông? Nếu không phải người dân liệu ai có thể được hưởng lợi từ việc này?
TS Alan Phan: - Doanh nghiệp nước ngoài sẽ coi tình hình ra sao mới đưa ra giá bán phù hợp nhất và có lợi nhất cho họ. Vì vậy, người mua không nên có những mong đợi quá đáng. Ai cũng muốn thu lợi tối đa, người ngoài hay người Việt. Nếu tình hình FDI, kiều hối tăng và kinh tế tốt đẹp, không có khủng hoảng Biển Đông, nợ công, sức khỏe ngân hàng tốt… nhà đầu tư sẽ giữ giá bán cho lời nhiều không hạ giá lắm.
Tuy nhiên nếu họ kẹt hàng thì họ cũng sẵn sàng giảm giá vì họ có đủ room khi giá vốn thấp. Hiện giờ ngay những doanh nghiệp lớn trong nước có tiền cũng đang đi thâu tóm những dự án dang dở. Nếu họ muốn kiếm lời nhiều, sẽ bám trụ để bán giá cao còn không họ bán ít lời. Giá cả còn tùy thuộc thị trường có chấp nhận mức giá đó hay không. Dù sao, cũng tốt chung cho thị trường vì tạo thanh khoản.
Ngoài ra, ảnh hưởng có tới được người dân hay không thì chỉ có thể khẳng định là nó sẽ gián tiếp như việc thuê nhân công, thuê nhà thầu phụ… tức là sẽ có ảnh hưởng nhất định nào đó nhưng không nhiều. Ngân sách cho các địa phương cũng sẽ tăng chút đỉnh nhờ các đấu tư này.
PV: - Có ý kiến lo ngại về việc nước ngoài chiếm bất động sản ở những vị trí quan trọng điều mà nhiều nước đã lên tiếng về Trung Quốc, theo ông trường hợp của Việt Nam có loại trừ hay không?
TS Alan Phan: - Thuần túy về kinh tế, anh nào có sẵn tiền sẽ mua, theo giá thị trường. Capital flight từ Trung Quốc và vị trí lân cận khiến đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc dẫn đầu trong số các nước tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Tuy nhiên tại Trung Quốc bong bóng bất động sản cũng lớn theo quy mô khủng khiếp vì Trung Quốc có tiền nhiều nên hoang phí hơn Việt Nam nhiều. Bong bóng nào vỡ cũng gây ảnh hưởng và khi bong bóng lớn, ảnh hưởng kinh tế mạnh hơn nhiều. Còn Việt Nam bong bóng có nổ thì thế giới cũng không ảnh hưởng gì. Nếu bong bóng bất động sản Trung Quốc nổ, nợ địa phương, nợ doanh nghiệp, nợ công bùng nổ ra cả các nền kinh tế thế giới.
PV: - Ông có thể dự đoán kịch bản cho thị trường bất động sản thời gian tới?
TS Alan Phan: - Dù có sự mua bán lại giữa các doanh nghiệp bất động sản nhưng cũng phải 3-5 năm để thị trường Việt Nam phục hồi. Với Trung Quốc tiến trình thể mất 5-10 năm.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Quảng cáo 'cá nhân hóa' - câu chuyện từ lon Coca-Cola

Xác định bản chất chiến lược marketing của Coca-Cola không mới, nhưng các chuyên gia thương hiệu đều nhìn nhận hãng giải khát này đang trải qua một mùa hè "đại thành công" với những lon nước in tên khách hàng.
Mùa hè này, trên trang Facebook cá nhân nhiều người Việt không chỉ khoe nhau những tấm ảnh về kỳ nghỉ hè đầy nắng. Họ còn khoe nhau những lon nước ngọt in tên, hoặc những thông điệp ngắn gọn, ngộ nghĩnh, chưa từng xuất hiện trên những sản phẩm tương tự.
Mọi chuyện khởi đầu trong những ngày đầu tháng 6, khi hãng nước ngọt Coca-Cola tung ra thị trường những lon hoặc chai nước in trên thân cách xưng hô trìu mến như “Ông yêu”, “Bố yêu”, Mẹ yêu”, “Út cưng”... hoặc tên riêng phổ biến của người Việt. Nhà sản xuất cho biết những cái tên được chọn in đã được đặt cho khoảng 55% dân số Việt Nam, và chính sự phổ biến này cũng như nét lạ của sản phẩm đã tạo nên cơn sốt lùng sục những lon nước mang tên mình của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.
coca.jpg
Chiến dịch Share a Coca đã thành công ở Australia, Anh và mới đây lan sang Việt Nam. Ảnh: CocaCola
Sở hữu những sản phẩm như vậy, khi đó trở thành một sự thích thú, và giống như rất nhiều sự thích thú khác ngày nay, được người dùng chia sẻ lên mạng internet, thông qua Facebook - nơi mà hiện tượng có thể được thổi thành trào lưu và lan tỏa theo cả 2 chiều khen - chê. Trong khi nhiều người tiếp tục tìm kiếm và tự hào khi được sở hữu những lon nước in tên, số khác lại tỏ ra nghi ngờ khi cho rằng hãng nước ngọt đã "mượn" người dùng quảng cáo không công, thậm chí gắn chiến dịch này với vụ lùm xùm chuyển giá - vốn vẫn là dấu hỏi lớn đặt ra với Coca-Cola và nhiều doanh nghiệp FDI khác lâu nay.
Trước Việt Nam, chiến dịch với tên gọi toàn cầu là Share a Coke đã được Coca-Cola thử nghiệm và thành công tại nhiều nước.
Xuất hiện đầu tiên năm 2011 tại Australia, chương trình này đã giúp Coca-Cola tăng lượng tiêu thụ trong giới trẻ nước này 7%. Hình ảnh sản phẩm xuất hiện 18,3 triệu lần trên truyền thông. Lưu lượng truy cập website của hãng khi đó cũng tăng 870% và lượt like tăng gần 40%.
Sang năm 2013, chiến dịch cũng tạo một "hit" lớn tại Anh. Cộng đồng trên Facebook của Coca-Cola tại đây tăng 3,5% và trên toàn cầu tăng 6,8%. Trên Twitter, hashtag liên quan đến Coca-Cola cũng lên mức 29.000 lượt.
Giữa những bình luận trái chiều đó, nhà sản xuất tiếp tục tung ra phần 2 của chiến dịch marketing khi bố trí ở các siêu thị, trung tâm thương mại, rạp phim... các điểm "in lon" theo yêu cầu. Chỉ cần bỏ ra số tiền không lớn mua sản phẩm, người dùng sẽ được quyền in tên, cùng với nhiều thông điệp ngộ nghĩnh khác lên lon nước. Trên mạng internet, phần mềm để in tên lên sản phẩm ảo cũng xuất hiện, đáp ứng nhu cầu của những người chỉ muốn "khoe ảnh", chứ không thực sự hứng thú hay quan tâm đến những lon nước thật.
Tương tự như giai đoạn một, chiêu marketing mới này của Coca-Cola cũng nhận được không ít khen chê. Một số đại lý thậm chí còn lợi dụng cơ hội này để làm đầu mối in tên, rồi thu phí cao từ các sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Tuy vậy, sau tất thảy các ý kiến, đa số chuyên gia thương hiệu tại Việt Nam và thế giới đều cho rằng Coca-Cola đã có một chiến dịch marketing thành công, cho thấy họ hiểu người tiêu dùng hiện đại và sản phẩm nhanh chóng phủ đầy các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo Buzz Metrics, nhà cung cấp các công cụ đo lường về các chủ đề thảo luận trên các mạng xã hội, chiến dịch marketing này đã giúp nhãn hiệu Coca-Cola chiếm phần lớn số các chủ đề thảo luận tại Việt Nam trong tháng 6 và đầu tháng 7.
Từ chối bình luận về ngân sách chi cho chiến dịch quảng cáo mới này, nhưng ông Nguyễn Khoa Mỹ - Giám đốc đối ngoại của Coca-Cola tại Đông Nam Á đánh giá đây là một trong những kỳ marketing thành công nhất của hãng từ trước đến nay. “Việc đây có phải chiến dịch truyền thông lớn nhất hay không với Coca-Cola không quan trọng mà điều thành công chính là hãng đạt được mục tiêu đề ra, giúp kết nối với những người thân trong gia đình hay bạn bè với nhau", vị này nói. 
Trong khi đó, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nhận định, ý tưởng quảng cáo của Coca-Cola không phải mới, nhưng họ là người thành công vì vận dụng hiệu quả xu hướng "cá nhân hóa" - trào lưu được nhận định là một trong những xu hướng chính của ngành bán lẻ dự kiến bùng nổ trong năm nay.
"Người tiêu dùng ngày nay không còn muốn lựa chọn những sản phẩm đại trà, mà muốn những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của người sử dụng", Peter Firth - Giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường TNS Global từng phát biểu.
Cá nhân hoá là một trong 10 trào lưu về quảng bá thương hiệu do Interbrand khởi xướng vào đầu những năm thế kỷ XXI, khi chiến dịch của Coca-Cola còn chưa xuất hiện và Mark Zuckerberg chưa khai sinh ra trang mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu. Trào lưu này là hệ quả tất yếu của việc công nghệ kết nối với cá nhân, mà đỉnh cao là blog và mạng xã hội.
Cụ thể, khi blog ra đời, mỗi người đã biết tự làm cho mình một trang web cá nhân mà không phải thuê người thiết kế hay đăng ký tên miền. Chính Google cũng có trang Googlepage để cung cấp miễn phí những công cụ cho người tạo web. Ngoài ra, việc một số ngân hàng cung cấp loại thẻ in hình người sử dụng lên bề mặt cũng thể hiện tính "cá nhân hoá" rõ nét, hay việc trong phân khúc xe hơi cao cấp, một số loại xe được thiết kế riêng để khách hàng có sự lựa chọn phù hợp với cá tính của mình.
Nhưng đến Coca-Cola, trào lưu này lại thành công đặc biệt khi hãng chọn kênh quảng bá là mạng xã hội, thay cho các kênh truyền thống như tivi, báo chí và khiến mỗi cá nhân được bày tỏ cá tính của mình một cách trực tiếp, nhanh chóng và đỡ tốn kém nhất.
"Coca-Cola tạo ra một niềm vui cho người tiêu dùng khi trực tiếp nhìn thấy tên hay cách xưng hô thông dụng xuất hiện trên bao bì sản phẩm. Điều này ít nhất là mang lại niềm vui và kích thích động lực mua hàng", chuyên gia Võ Văn Quang đánh giá. Hơn nữa, với văn hoá xưng hô khá phong phú của người Việt thì ý tưởng này của Coca-Cola lại càng được hưởng ứng.
Hay theo tờ The Guardian, Coca-Cola biết nắm trúng tâm lý, chọn đúng phân khúc cũng như thời điểm. Những nghiên cứu chỉ ra hiện nay người tiêu dùng yêu những thứ thuộc về cá nhân họ hơn là những điều nằm ngoài tầm với, kể cả khi đó chỉ là một đồ uống, phản ánh "cá nhân" là nội dung trọng tâm cốt lõi hiện nay. Một nghiên cứu gần đây cũng cho biết hơn một nửa số người sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân lên các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook và Twitter.
"Mặc dù chiến dịch cá nhân của Coca-Cola không có gì mới, nhưng nó nhắc lại tầm quan trọng của nhận thức thương hiệu, cùng với việc sử dụng các quảng cáo và truyền thông xã hội để gây ảnh hưởng và làm thay đổi hành vi người tiêu dùng", Guardian nêu.
Tuy nhiên, đi cùng với thành công, Coca-Cola đang phải đối mặt với những phản ứng tiêu cực, trong đó có những trường hợp mà hãng chưa chắc đã lường trước được.
Sau thời gian đầu bùng nổ, đến nay sự háo hức của khách hàng cũng như số lượt share trên Facebook giảm dần khi những chữ cái in trên lon hay ý tưởng không còn mới lạ. “Quảng cáo nào rồi cũng sẽ đến lúc bị thay thế để nhường chỗ cho những sáng tạo mới hơn. Đây chính là sự khốc liệt của thị trường quảng cáo khi đòi hỏi tính sáng tạo không ngừng”, một vị chuyên gia thương hiệu phía Nam nhận xét.
Không chỉ vậy, trên thị trường phát sinh hiện tượng đại lý bóc nhãn Coca-Cola và thay bằng những nhãn mới tự in tên. Cũng có hiện tượng nâng giá lon in ký tự đặc biệt lên cao hơn 2-3 lần so với thông thường. Những từ ngữ nói xấu nhau, không đẹp đẽ được in lên lon Coca-Cola cũng lan truyền trên mạng gây sự phản cảm, kéo theo những topic nói xấu nhãn hàng này.
“Nếu không chấn chỉnh được những điều này, Coca-Cola có thể phải nếm chút vị đắng mà chính mình là người bắt đầu”, vị chuyên gia trên nói.
Chia sẻ với VnExpress.net, ông Nguyễn Khoa Mỹ tiết lộ đây chỉ là giai đoạn đầu của chiến dịch marketing của Coca-Cola, kéo dài từ tháng 6 cho đến hết tháng 8 năm nay. Sang giai đoạn tiếp theo, hãng sẽ mở rộng thêm 40 tên riêng phổ biến và các cụm từ thể hiện các mối quan hệ thân thiết lên sản phẩm.
"Chống lại cảm giác nhàm chán chính là tính bất ngờ đầy thú vị. Chính vì lý do đó, cho phép chúng tôi giữ kín thông tin về các hoạt động tiếp theo để tiếp tục tạo bất ngờ cho người tiêu dùng", vị này bày tỏ khi được hỏi về những bước đi mới của chiến dịch.
Còn theo ông Võ Văn Quang, bất kể kết quả cuối cùng ra sao, trường hợp của Coca-Cola vẫn sẽ là một "case study" (hình mẫu) cho các thương hiệu khác tham khảo, nhất là liên quan đến việc mượn mạng xã hội để quảng bá trong bối cảnh tốc độ lan truyền là cấp số nhân. "Chương trình này sẽ khởi đầu một trào lưu marketing mới theo hướng cá nhân hoá và lan toả sang nhiều sản phẩm khác nhau", ông nhận định.
Phương LinhXác định bản chất chiến lược marketing của Coca-Cola không mới, nhưng các chuyên gia thương hiệu đều nhìn nhận hãng giải khát này đang trải qua một mùa hè "đại thành công" với những lon nước in tên khách hàng.
Mùa hè này, trên trang Facebook cá nhân nhiều người Việt không chỉ khoe nhau những tấm ảnh về kỳ nghỉ hè đầy nắng. Họ còn khoe nhau những lon nước ngọt in tên, hoặc những thông điệp ngắn gọn, ngộ nghĩnh, chưa từng xuất hiện trên những sản phẩm tương tự.
Mọi chuyện khởi đầu trong những ngày đầu tháng 6, khi hãng nước ngọt Coca-Cola tung ra thị trường những lon hoặc chai nước in trên thân cách xưng hô trìu mến như “Ông yêu”, “Bố yêu”, Mẹ yêu”, “Út cưng”... hoặc tên riêng phổ biến của người Việt. Nhà sản xuất cho biết những cái tên được chọn in đã được đặt cho khoảng 55% dân số Việt Nam, và chính sự phổ biến này cũng như nét lạ của sản phẩm đã tạo nên cơn sốt lùng sục những lon nước mang tên mình của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.
coca.jpg
Chiến dịch Share a Coca đã thành công ở Australia, Anh và mới đây lan sang Việt Nam. Ảnh: CocaCola
Sở hữu những sản phẩm như vậy, khi đó trở thành một sự thích thú, và giống như rất nhiều sự thích thú khác ngày nay, được người dùng chia sẻ lên mạng internet, thông qua Facebook - nơi mà hiện tượng có thể được thổi thành trào lưu và lan tỏa theo cả 2 chiều khen - chê. Trong khi nhiều người tiếp tục tìm kiếm và tự hào khi được sở hữu những lon nước in tên, số khác lại tỏ ra nghi ngờ khi cho rằng hãng nước ngọt đã "mượn" người dùng quảng cáo không công, thậm chí gắn chiến dịch này với vụ lùm xùm chuyển giá - vốn vẫn là dấu hỏi lớn đặt ra với Coca-Cola và nhiều doanh nghiệp FDI khác lâu nay.
Trước Việt Nam, chiến dịch với tên gọi toàn cầu là Share a Coke đã được Coca-Cola thử nghiệm và thành công tại nhiều nước.
Xuất hiện đầu tiên năm 2011 tại Australia, chương trình này đã giúp Coca-Cola tăng lượng tiêu thụ trong giới trẻ nước này 7%. Hình ảnh sản phẩm xuất hiện 18,3 triệu lần trên truyền thông. Lưu lượng truy cập website của hãng khi đó cũng tăng 870% và lượt like tăng gần 40%.
Sang năm 2013, chiến dịch cũng tạo một "hit" lớn tại Anh. Cộng đồng trên Facebook của Coca-Cola tại đây tăng 3,5% và trên toàn cầu tăng 6,8%. Trên Twitter, hashtag liên quan đến Coca-Cola cũng lên mức 29.000 lượt.
Giữa những bình luận trái chiều đó, nhà sản xuất tiếp tục tung ra phần 2 của chiến dịch marketing khi bố trí ở các siêu thị, trung tâm thương mại, rạp phim... các điểm "in lon" theo yêu cầu. Chỉ cần bỏ ra số tiền không lớn mua sản phẩm, người dùng sẽ được quyền in tên, cùng với nhiều thông điệp ngộ nghĩnh khác lên lon nước. Trên mạng internet, phần mềm để in tên lên sản phẩm ảo cũng xuất hiện, đáp ứng nhu cầu của những người chỉ muốn "khoe ảnh", chứ không thực sự hứng thú hay quan tâm đến những lon nước thật.
Tương tự như giai đoạn một, chiêu marketing mới này của Coca-Cola cũng nhận được không ít khen chê. Một số đại lý thậm chí còn lợi dụng cơ hội này để làm đầu mối in tên, rồi thu phí cao từ các sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Tuy vậy, sau tất thảy các ý kiến, đa số chuyên gia thương hiệu tại Việt Nam và thế giới đều cho rằng Coca-Cola đã có một chiến dịch marketing thành công, cho thấy họ hiểu người tiêu dùng hiện đại và sản phẩm nhanh chóng phủ đầy các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo Buzz Metrics, nhà cung cấp các công cụ đo lường về các chủ đề thảo luận trên các mạng xã hội, chiến dịch marketing này đã giúp nhãn hiệu Coca-Cola chiếm phần lớn số các chủ đề thảo luận tại Việt Nam trong tháng 6 và đầu tháng 7.
Từ chối bình luận về ngân sách chi cho chiến dịch quảng cáo mới này, nhưng ông Nguyễn Khoa Mỹ - Giám đốc đối ngoại của Coca-Cola tại Đông Nam Á đánh giá đây là một trong những kỳ marketing thành công nhất của hãng từ trước đến nay. “Việc đây có phải chiến dịch truyền thông lớn nhất hay không với Coca-Cola không quan trọng mà điều thành công chính là hãng đạt được mục tiêu đề ra, giúp kết nối với những người thân trong gia đình hay bạn bè với nhau", vị này nói. 
Trong khi đó, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nhận định, ý tưởng quảng cáo của Coca-Cola không phải mới, nhưng họ là người thành công vì vận dụng hiệu quả xu hướng "cá nhân hóa" - trào lưu được nhận định là một trong những xu hướng chính của ngành bán lẻ dự kiến bùng nổ trong năm nay.
"Người tiêu dùng ngày nay không còn muốn lựa chọn những sản phẩm đại trà, mà muốn những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của người sử dụng", Peter Firth - Giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường TNS Global từng phát biểu.
Cá nhân hoá là một trong 10 trào lưu về quảng bá thương hiệu do Interbrand khởi xướng vào đầu những năm thế kỷ XXI, khi chiến dịch của Coca-Cola còn chưa xuất hiện và Mark Zuckerberg chưa khai sinh ra trang mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu. Trào lưu này là hệ quả tất yếu của việc công nghệ kết nối với cá nhân, mà đỉnh cao là blog và mạng xã hội.
Cụ thể, khi blog ra đời, mỗi người đã biết tự làm cho mình một trang web cá nhân mà không phải thuê người thiết kế hay đăng ký tên miền. Chính Google cũng có trang Googlepage để cung cấp miễn phí những công cụ cho người tạo web. Ngoài ra, việc một số ngân hàng cung cấp loại thẻ in hình người sử dụng lên bề mặt cũng thể hiện tính "cá nhân hoá" rõ nét, hay việc trong phân khúc xe hơi cao cấp, một số loại xe được thiết kế riêng để khách hàng có sự lựa chọn phù hợp với cá tính của mình.
Nhưng đến Coca-Cola, trào lưu này lại thành công đặc biệt khi hãng chọn kênh quảng bá là mạng xã hội, thay cho các kênh truyền thống như tivi, báo chí và khiến mỗi cá nhân được bày tỏ cá tính của mình một cách trực tiếp, nhanh chóng và đỡ tốn kém nhất.
"Coca-Cola tạo ra một niềm vui cho người tiêu dùng khi trực tiếp nhìn thấy tên hay cách xưng hô thông dụng xuất hiện trên bao bì sản phẩm. Điều này ít nhất là mang lại niềm vui và kích thích động lực mua hàng", chuyên gia Võ Văn Quang đánh giá. Hơn nữa, với văn hoá xưng hô khá phong phú của người Việt thì ý tưởng này của Coca-Cola lại càng được hưởng ứng.
Hay theo tờ The Guardian, Coca-Cola biết nắm trúng tâm lý, chọn đúng phân khúc cũng như thời điểm. Những nghiên cứu chỉ ra hiện nay người tiêu dùng yêu những thứ thuộc về cá nhân họ hơn là những điều nằm ngoài tầm với, kể cả khi đó chỉ là một đồ uống, phản ánh "cá nhân" là nội dung trọng tâm cốt lõi hiện nay. Một nghiên cứu gần đây cũng cho biết hơn một nửa số người sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân lên các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook và Twitter.
"Mặc dù chiến dịch cá nhân của Coca-Cola không có gì mới, nhưng nó nhắc lại tầm quan trọng của nhận thức thương hiệu, cùng với việc sử dụng các quảng cáo và truyền thông xã hội để gây ảnh hưởng và làm thay đổi hành vi người tiêu dùng", Guardian nêu.
Tuy nhiên, đi cùng với thành công, Coca-Cola đang phải đối mặt với những phản ứng tiêu cực, trong đó có những trường hợp mà hãng chưa chắc đã lường trước được.
Sau thời gian đầu bùng nổ, đến nay sự háo hức của khách hàng cũng như số lượt share trên Facebook giảm dần khi những chữ cái in trên lon hay ý tưởng không còn mới lạ. “Quảng cáo nào rồi cũng sẽ đến lúc bị thay thế để nhường chỗ cho những sáng tạo mới hơn. Đây chính là sự khốc liệt của thị trường quảng cáo khi đòi hỏi tính sáng tạo không ngừng”, một vị chuyên gia thương hiệu phía Nam nhận xét.
Không chỉ vậy, trên thị trường phát sinh hiện tượng đại lý bóc nhãn Coca-Cola và thay bằng những nhãn mới tự in tên. Cũng có hiện tượng nâng giá lon in ký tự đặc biệt lên cao hơn 2-3 lần so với thông thường. Những từ ngữ nói xấu nhau, không đẹp đẽ được in lên lon Coca-Cola cũng lan truyền trên mạng gây sự phản cảm, kéo theo những topic nói xấu nhãn hàng này.
“Nếu không chấn chỉnh được những điều này, Coca-Cola có thể phải nếm chút vị đắng mà chính mình là người bắt đầu”, vị chuyên gia trên nói.
Chia sẻ với VnExpress.net, ông Nguyễn Khoa Mỹ tiết lộ đây chỉ là giai đoạn đầu của chiến dịch marketing của Coca-Cola, kéo dài từ tháng 6 cho đến hết tháng 8 năm nay. Sang giai đoạn tiếp theo, hãng sẽ mở rộng thêm 40 tên riêng phổ biến và các cụm từ thể hiện các mối quan hệ thân thiết lên sản phẩm.
"Chống lại cảm giác nhàm chán chính là tính bất ngờ đầy thú vị. Chính vì lý do đó, cho phép chúng tôi giữ kín thông tin về các hoạt động tiếp theo để tiếp tục tạo bất ngờ cho người tiêu dùng", vị này bày tỏ khi được hỏi về những bước đi mới của chiến dịch.
Còn theo ông Võ Văn Quang, bất kể kết quả cuối cùng ra sao, trường hợp của Coca-Cola vẫn sẽ là một "case study" (hình mẫu) cho các thương hiệu khác tham khảo, nhất là liên quan đến việc mượn mạng xã hội để quảng bá trong bối cảnh tốc độ lan truyền là cấp số nhân. "Chương trình này sẽ khởi đầu một trào lưu marketing mới theo hướng cá nhân hoá và lan toả sang nhiều sản phẩm khác nhau", ông nhận định.
Phương Linh

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Danh sách 44 nước người Việt được tự do du lịch không cần visa

Khu vực Đông Nam Á

Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia, Indonexia, Malaysia được miễn thị thực trong 30 ngày đối với hộ chiếu phổ thông (HCPT).
Philippines: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.
Myanmar: Thời gian lưu trú không quá 14 ngày với điều kiện HCPT còn giá trị ít nhất 6 tháng được miễn visa khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.
Brunei: Miễn visa cho công dân Việt Nam mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.
Thái Lan: Miễn visa cho người mang Hộ chiếu phổ thông (HCPT) với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
Singapore: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày và có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác, có khả năng tài chính chi trả trong thời gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi tiếp nước khác.
Lào: Miễn visa cho người mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin visa trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa hai lần, mỗi lần 30 ngày.
Campuchia: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
Philippines: Miễn visa cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.
Myanmar: HCPT còn giá trị ít nhất 6 tháng được miễn visa khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh với thời gian lưu trú không quá 14 ngày. (Hiệp định với Myanmar có hiệu lực từ 26/10/2013).
Indonesia: Công dân Việt Nam (không phân biệt loại HC) được nhập cảnh Indonesia miễn visa với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú không được gia hạn.
Brunei: Miễn visa cho công dân Việt Nam mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.
Malaysia: Miễn visa cho người mang các loại HC, với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
Đông Timor: Không yêu cầu xin visa ở Việt Nam. Bạn cứ bay bình thường đến sân bay của họ. Tại đó, hải quan Đông Timor sẽ cấp thị thực nhập cảnh cho bạn với mức phí là 30 USD. Lưu ý là bạn phải trình 100 USD cho mỗi lần nhập cảnh. Số tiền nói trên chỉ là trình ra cho họ thấy chứ không nộp. Bạn cũng phải xuất trình cả vé máy bay khứ hồi.
Châu Á
Đảo Jeju (Hàn Quốc): Chỉ được miễn visa khi tới đảo Jeju còn những nơi khác của Hàn Quốc đều phải xin thị thực như bình thường. Tuy nhiên, do chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam đến đảo Jeju nên bạn sẽ phải quá cảnh ở một nước khác có đường bay đến hòn đảo này. Trường hợp du khách Việt Nam đã có visa (loại dán vào hộ chiếu) của 5 quốc gia Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia và New Zealand còn hiệu lực thì được phép vào Hàn Quốc du lịch mà không cần xin visa, chỉ xuất trình vé máy bay chặng kế tiếp là được chấp nhận. 
Đài Loan: Những du khách đến từ các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Indonesia sở hữu visa còn hạn và thẻ cư trú tại các nước Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Schengen (khối biên giới chung châu  u), Australia và New Zealand cũng được miễn visa trong 30 ngày khi đến Đài Loan. Tuy nhiên, cần đăng ký trên mạng để được xét duyệt, sau khi được chấp thuận mới có thể làm thủ tục lên máy bay và nhập cảnh Đài Loan.
Kyrgyzstan: Không phân biệt mục đích nhập cảnh.
Châu Mỹ
Panama: Công dân Việt Nam nhập cảnh Panama với mục đích du lịch được miễn visa và thẻ du lịch.
Ecuador: 90 ngày là thời hạn tối đa cho du khách Việt tham quan tại Ecuador. Quốc gia này đơn phương gỡ bỏ "hàng rào" visa cho khách du lịch đến từ rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Saint Vincent and the Grenadines: Là một đảo quốc và không yêu cầu visa đối với khách du lịch đến từ bất cứ quốc gia lẫn vùng lãnh thổ nào. Tuy nhiên, để được nhập cảnh, Bộ Ngoại giao của St. Vincent and the Grenadines yêu cầu khách du lịch phải trình hộ chiếu còn hiệu lực, một vé máy bay khứ hồi và chứng minh mình có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi.
Haiti: Theo Bộ Ngoại giao Haiti, chỉ công dân ba nước: Colombia, Cộng hòa Dominica và Panama được yêu cầu phải xin visa du lịch đến đất nước này, nghĩa là công dân các nước còn lại có thể lưu trú tại Haiti đến 90 ngày và thoải mái ngao du tại đây mà không cần visa.
Turks and Caicos: Quần đảo Turks và Caicos là một vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Khách du lịch chỉ việc chứng minh đã có sẵn một vé máy bay khứ hồi rời khỏi đảo sẽ được phép lưu trú trong vòng 30 ngày và được gia hạn thêm một lần. 
Cộng hòa Dominica: Người Việt Nam có visa du lịch còn hiệu lực hoặc đang cư trú hợp pháp tại Mỹ, Canada và Liên minh châu  u (bao gồm cả Vương quốc Anh) có thể du lịch đến nước này với một thẻ du lịch (tourist card) và hộ chiếu còn hiệu lực.
Costa Rica: Nếu bạn có visa (du lịch, thuyền viên hoặc Visa nhập cảnh với mục đích kinh doanh) còn hiệu lực ít nhất 3 tháng và có dấu xuất nhập cảnh đến Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Schengen, bạn sẽ được phép nhập cảnh vào Costa Rica. 
Các quốc gia/lãnh thổ dễ xin visa (visa on arrival)
Maldives: Đây là nước không cần visa xin trước mà cấp tại chỗ cho du khách. Chỉ cần đưa vé máy bay khứ hồi, đặt phòng khách sạn ra là nhân viên nhập cảnh sẽ đóng dấu vào hộ chiếu (còn hạn trên 6 tháng), Visa này sẽ được miễn phí trong 30 ngày. 
Mauritius (tên đầy đủ Cộng hòa Mauritius) là một quốc đảo nổi tiếng về du lịch nằm ở Ấn Độ Dương, cách lục địa châu Phi khoảng 2.000 km. Mauritius cấp visa online cho người Việt Nam. Theo đó, khách du lịch điền đầy đủ thông tin và đăng ký trên mạng. Sau khi nhận được mail chấp thuận, in ra và nhận visa tại cửa khẩu khi đến Mauritius.
Nepal: Bạn cần chuẩn bị đồng dollar (USD) để đóng lệ phí visa (20 USD cho visa 15 ngày), 2 ảnh thẻ cỡ giống trên hộ chiếu và có một trang trống là có thể xin visa ở ngay sân bay Kathmandu.
Ấn Độ: Việt Nam là một trong số ít nước được phép xin visa ngay tại 4 sân bay ở Ấn Độ: Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata. Tuy nhiên visa xin tại sân bay Ấn Độ là loại single (một lần) và có thời hạn 30 ngày, giá 60 USD. 
Sri Lanka: Bạn chỉ cần nộp đơn xin visa qua mạng, thanh toán bằng thẻ ngân hàng cho phí visa, đợi có kết quả, in tờ xác nhận ra đem tới sân bay để làm thủ tục bay đi Sri Lanka.
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): Emirates và Etihad là hai hãng hàng không của UAE có đường bay từ Việt Nam hiện nay. Emirates thì bay thẳng đến Dubai trong khi Etihad bay đến Abu Dabhi. Nếu sử dụng vé của hai hãng này bạn có thể xin visa dễ dàng ngay trên mạng hoặc liên hệ để được hướng dẫn chi tiết tại văn phòng của hãng ở TP HCM. Bạn cũng có thể mua các gói Stop Over không quá 96 tiếng bao trọn gói visa nếu đi đâu đó mà quá cảnh ở UAE.
Iran: Hộ chiếu phổ thông Việt Nam có thể lấy visa tại cửa khẩu Iran có giá trị trong 17 ngày và 50 USD. Thông tin xuất nhập cảnh tại thủ đô Tehran yêu cầu bạn mang theo ảnh thẻ để làm visa on arrival. 
Nhiều nước châu Phi, trong đó có Senegal, visa sẽ được cấp qua mạng. Khách du lịch đăng ký online sẽ nhận được form xin visa, điền thông tin đầy đủ và nộp ở cửa khẩu, bạn sẽ được cấp visa on arrival. Lệ phí là 50 Euro.
Các quốc gia/lãnh thổ cấp visa không thu lệ phí
Algeria, Afghanistan, Mông Cổ, Nicaragua, Romania, Cuba đều là những nước cấp thị thực cho người Việt có HCPT còn hạn và miễn thu lệ phí.

http://m.ione.vnexpress.net/nhip-song/danh-sach-44-nuoc-nguoi-viet-duoc-tu-do-du-lich-khong-can-visa/3010489/p2


Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Những điều người hàng xóm giàu có không chia sẻ với bạn

Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider 15/3/2014

 Tiền bạc không mua được hạnh phúc. Nhưng nếu muốn đến cõi niết bàn, phải tự do tài chính đã.

Việt Nam sẽ có hơn 30 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu giàu có vào năm 2020 (Dự đoán của Công ty Tư vấn Boston (BCG)). Như vậy sẽ chẳng lấy gì làm ngạc nhiên nếu một (vài) hàng xóm cạnh nhà bạn là một triệu phú hay tỷ phú đô la.
Tuy nhiên, có thể bạn không hay biết gì về hàng xóm của mình bởi có thể trông người đó chẳng hề giống triệu phú tí nào. Và bạn biết không, người giàu thực sự có hiểu biết về tài chính sẽ không dễ dàng để bị phát hiện ra đâu.
Có một thực tế không thể phủ nhận là, dù có khủng hoảng kinh tế thì người giàu vẫn cứ giàu lên. Của cải xã hội càng tăng thì khoảng cách giàu nghèo càng cách xa nhau hơn.
Sau đây là một số điều mà vị hàng xóm giàu sang không kể cho bạn về cách kiếm tiền và tiêu tiền của anh ta.
1. Chi tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được.
Câu thần chú của anh ta đó là, về lâu dài, tốt hơn hết là cố gắng giàu có một cách thầm lặng hơn là tìm cách giấu giếm sự nghèo khổ của mình.
2. Kiên nhẫn là một đức tính tốt.
Chắc chắn bạn chẳng thể nào trở thành một triệu phú chỉ sau một đêm. Nếu muốn giống như anh ta, bạn phải tích lũy tài sản nhờ chăm chỉ tiết kiệm qua nhiều năm tháng.
3. Khi bạn bước chân vào căn nhà nhỏ của anh ta, bạn sẽ được uống tách cà phê tự pha thay vì thưởng thức một ly Starbucks. 
Còn nếu cần đi nhờ xe, bạn sẽ được chở trong một chiếc sedan 10 năm tuổi cũ kỹ. Bạn nghĩ rằng điều đó khiến anh ta có vẻ không xứng tầm ư? Hảy thử hỏi thử xem, anh ta chẳng quan tâm đâu.
4. Thanh toán thẻ tín dụng đầy đủ mỗi tháng. 
Anh ta đủ thông minh để hiểu là nếu không thể trả tiền cho cái gì thì sẽ không sắm cái đó.
5. Tiền bạc không mua được hạnh phúc. 
Nhưng nếu muốn đến cõi niết bàn, bạn phải đạt được tự do tài chính.
6. Tự do tài chính đến từ việc không nợ nần gì ai. 
Tốt hơn hết hãy duy trì điều đó bất kể mức thu nhập của bạn là bao nhiêu.
7. Có thêm một công việc thứ hai không chỉ làm tài khoản ngân hàng phình ra nhanh hơn, mà còn khiến ta luôn bận rộn. 
Và việc bận luôn tay sẽ hạn chế tiêu hoang những gì mình đang có.
8. Tiền bạc cũng giống như một đứa trẻ, nó không thể tự quản lý mình.
Rốt cục, bạn chẳng thể kỳ vọng tiền trong túi mình tự nhiều lên (như đứa trẻ tự lớn lên và trưởng thành) nếu không có lấy một mô hình quản lý tài chính cho đúng đắn.
9. Phải trả công cho bản thân trước tiên. 
Trả công trước tiên cho chính bản thân mình là một nguyên lý cơ bản để quản lý tài chính cá nhân, là cách tuyệt vời để tiết kiệm và thực hiện kỷ luật tài chính.
10. Đời được mấy tí!
Dù rằng bạn hoàn toàn có thể giàu lên khi làm những việc mình không thích, nhưng anh ta tự hỏi sao phải lãng phí cuộc đời để làm thế. Đời được mấy tí!
11. Không lập kế hoạch cũng giống như lên kế hoạch để thất bại. 
Anh ta cũng biết có quá ít triệu phú thành công chỉ nhờ may mắn đơn thuần mà không có kế hoạch cụ thể. Mong muốn tự do tài chính sẽ chẳng thể khả thi nếu không có kế hoạch rõ ràng.
12. Khi lên lịch cho những mục tiêu tiết kiệm, đừng ngần ngại nghĩ về những điều lớn lao. 
Để đạt được thành công về tài chính đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn lớn, vượt lên trên cả những gì trong tầm tay của bạn
13. Làm việc chăm chỉ có thể bù đắp cho rất nhiều lỗi lầm về tài chính, và bạn sẽ chẳng thể tránh khỏi những sai lầm như vậy.
14. Khi những điều tồi tệ xảy ra, sẽ thật ngốc nếu không mua bảo hiểm rủi ro cho bản thân. 
Hãy nhớ rằng nguy cơ phá sản luôn rình rập ở một ngõ hẻm nào đó và có thể nhảy bổ ra từ bất cứ một lý do nào: thành viên trụ cột gia đình mất đi, li dị hay mất khả năng làm việc.
15. Thời gian là đồng minh của người trẻ tuổi. 
Anh ta đủ may mắn để bắt đầu tiết kiệm ở tuổi đôi mươi để có thể tận dụng tối đa sức mạnh của lãi suất kép từ rổ đầu tư của mình.
16. Bạn không thể chi tiền vào những gì bạn không nhìn thấy. 
Bạn nên sử dụng dịch vụ tự động khấu trừ lương sang tài khoản tiết kiệm hưu trí và các tài khoản tiết kiệm khác. Khi lương tăng, các khoản khấu trừ cũng sẽ tăng lên theo.
17. Dù cho đã có một công việc yêu thích, thì anh ta cũng chẳng cần phải làm việc nhiều hơn vì mọi thứ mà anh ta đang sở hữu đã được thanh toán cả rồi, và đã như vậy trong nhiều năm nay.
18. Anh ta chẳng ấn tượng gì với bạn dù bạn sở hữu một chiếc xe hạng sang đắt tiền và căn biệt thự hoành tráng, chúng quá thừa thãi đối với một gia đình chỉ có 4 người.
19. Sau 6 tháng hỏi han, cuối cùng anh ta cũng sẽ không chờ bạn trả lại cái kéo cắt tỉa của anh ta nữa. Anh ta đã tự mua lấy cho mình một chiếc mới từ tháng trước mà chẳng cần nghĩ ngợi nhiều. Anh ta dư tiền để làm việc đó.
Kiến Anh